1. Các loại ngũ cốc nguyên cám
Ngũ cốc nguyên cám (hay còn gọi là ngũ cốc nguyên hạt) là loại ngũ cốc giữ lại tất cả các phần của hạt (cám, mầm và nội nhũ). Lượng chất xơ có trong thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp hấp thụ axit dạ dày.
Ngũ cốc nguyên hạt có thể được tiêu thụ ở dạng nguyên hạt hoặc xay nhuyễn. So với các loại ngũ cốc khác, chúng là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin B, sắt, folate, selen, kali, magiê và các chất dinh dưỡng quan trọng khác tốt hơn.
Ngũ cốc nguyên hạt thưởng thức ngay có thể kể đến như bỏng ngô, hạt quinoa, hoặc chế biến thành các món ăn khác như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, bột yến mạch,...
2. Gừng
Gừng có đặc tính chống viêm nên trở thành một trong những chất hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất. Ngoài ra, gừng còn có tính kiềm cao, giúp giảm bớt kích ứng trong đường tiêu hóa.
Trong những phương pháp dân gian được truyền từ ông bà, gừng là một thực phẩm phổ biến cho các vấn đề tiêu hóa. Bạn có thể thêm gừng vào các món xào, súp hoặc sinh tố để cải thiện cho hệ tiêu hóa và vấn đề trào ngược của mình.
3. Trái cây và rau củ
Hầu hết tất cả các loại trái cây và rau quả đều làm giảm axit trong dạ dày. Các loại rau củ và rau xanh có nhiều chất xở giúp bạn cảm thấy no và hạn chế việc ăn quá nhiều. Đây là hai trong nhiều nguyên nhân có thể góp phần gây ra trào ngược axit. Một số loại rau củ tốt cho chứng trào ngược như: khoai lang, cà rốt, củ cải đường, măng tây, bông cải xanh và đậu xanh.
Tuy nhiên, một số loại trái cây và rau củ có thể gây ra chứng ợ chua và làm cho chứng trào ngược axit tệ hơn, bao gồm:
-
Tỏi, hành tây
-
Trái cây họ cam quýt, như bưởi và cam. Vì đây là những thực phẩm có tính axit cao, có thể làm giãn cơ vòng thực quản và gây ra chứng ợ chua
-
Thực phẩm làm từ cà chua, như sốt marinara và tương cà
4. Sữa chua
Sữa chua mang lại rất nhiều lợi ích cho hệ tiêu hoá:
-
Làm dịu thực quản bị kích thích
-
Cung cấp protein dồi dào
-
Duy trì các vi khuẩn tốt trong cơ thể. Sữa chua cũng là một loại probiotic, có chứa vi khuẩn bổ sung các lợi khuẩn trong đường ruột.
bạn có thể kết hợp sữa chua với trái cây tươi, sinh tố hoặc bánh nướng.
5. Protein nạc (lean proteins)
Ăn protein nạc có thể làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một loại protein nạc có ít hơn 10 gam chất béo và 95 miligam cholesterol trong một khẩu phần 100 gam.
Những cách tốt nhất để chế biến protein nạc là luộc hoặc nướng. Các bữa ăn nhiều chất béo và thức ăn chiên rán có thể dẫn đến trào ngược do làm giảm áp lực cơ thắt thực quản dưới và chậm hóa quá trình làm rỗng dạ dày.
khuyến khích bạn nên ăn các loại protein nạc sau: Thịt gà, hải sản, đậu phụ và lòng trắng trứng.
6. Các loại đậu
Các loại đậu là một nhóm bao gồm đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng. Chúng thường ít chất béo, không có cholesterol và chứa nhiều chất dinh dưỡng như folate, kali, sắt và magiê. Các loại đậu cũng có chất béo tốt và chất xơ. Chúng còn là nguồn cung cấp protein dồi dào bên cạnh các món thịt.
Hãy thử thưởng thức những món ăn được chế biến cùng đậu để cải thiện chứng trào ngược như salad ba loại đậu, mì hầm với đậu Hà Lan và chanh, súp đậu lăng.
7. Các loại hạt
Các loại hạt giúp bổ sung chất xơ, chất dinh dưỡng và chất béo không bão hòa vào chế độ ăn uống của bạn. Chúng cũng có thể hỗ trợ trong việc hấp thụ axit dạ dày, giảm chứng ợ nóng.
Hạnh nhân, đậu phộng, hạt chia, lựu và hạt lanh là những lựa chọn tốt để giúp ích cho vấn đề trào ngược của bạn đấy!
8. Chất béo tốt
Mặc dù việc ăn quá nhiều thực phẩm béo có thể gây ra trào ngược axit, nhưng chất béo là một chất dinh dưỡng cần thiết. Thay thế chất béo xấu bằng chất béo tốt có thể giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn. Ngoài ra, chất béo tốt cũng thúc đẩy sức khỏe tim mạch vì chúng có thể làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Bạn nên ăn những loại thực phẩm chứa chất béo tốt sau: Quả bơ, dầu ô liu, quả óc chó và các sản phẩm từ đậu nành.
9. Nước chanh mật ong
Nước chanh thường được xem là thức uống chua, nhưng một lượng nhỏ nước chanh pha với nước ấm và mật ong có tác dụng kiềm hóa giúp trung hòa axit trong dạ dày. Ngoài ra, mật ong có chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp bảo vệ sức khỏe của các tế bào.
10. Sữa không béo
Uống sữa có thể làm giảm chứng ợ chua không? Theo một nghiên cứu vào năm 2019 được đăng trên Thư viện Y khoa của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy hàm lượng canxi trong sữa có thể giúp giảm chứng ợ nóng ở nam giới và phụ nữ.
Tuy nhiên, sữa có nhiều loại khác nhau: sữa nguyên chất với đầy đủ chất béo, sữa với 2% chất béo và sữa tách béo hoặc không béo. Chất béo trong sữa có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược axit. Ngược lại, sữa không béo có thể hoạt động như một chất đệm tạm thời giữa niêm mạc dạ dày và các chất chứa axit trong dạ dày và giúp giảm ngay các triệu chứng ợ chua.