Viêm đường hô hấp dưới hay còn gọi nhiễm trùng đường hô hấp dưới là những bệnh lý liên quan đến khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Trong đó, các bệnh liên quan đến phổi và phế quản có tỉ lệ cao nhất.
Những cơ quan này đảm nhận chức năng phân phối khí oxy đến các tế bào của cơ thể và đào thải khí CO2 ra ngoài. Vì vậy, khi một trong số các bộ phận trên bị viêm nhiễm sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp khí O2, về lâu dài có thể khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, suy nhược.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý này như nhiễm khuẩn hô hấp dưới, môi trường ô nhiễm hay có những thói quen gây hại cho sức khỏe. Cụ thể gồm:
- Vi khuẩn: Gồm các vi khuẩn điển hình như phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis… và vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumophila….
- Virus: Gồm virus cúm, virus hợp bào hô hấp.
- Môi trường ô nhiễm: Bụi bẩn, khói bụi, hóa chất, các chất gây dị ứng….
- Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá thụ động.
Các chuyên gia y tế cho biết, tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng mà các triệu chứng của các bệnh viêm hô hấp dưới sẽ khác nhau. Khi bệnh nhẹ, người bệnh sẽ có những triệu chứng như:
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Ho khan.
- Sốt nhẹ.
- Đau họng, đau đầu, chóng mặt.
- Ho dữ dội, ho có đờm.
- Cảm thấy nặng ngực, tức ngực.
- Thở khò khè, khó thở.
- Nhịp tim đập nhanh.
- Sốt cao.
4.1. Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc phế quản bị nhiễm trùng gây sưng phù nề, làm tăng tiết dịch nhầy dẫn đến bít tắc phế quản. Đây là bệnh lý đường hô hấp dưới thường gặp nhất, nhưng là bệnh lành tính và có thể khỏi hoàn toàn trong vài tuần nếu được điều trị sớm và đúng cách.
Ngược lại, nếu chủ quan không điều trị hoặc chữa không đúng cách, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và nguy cơ biến chứng nặng cũng sẽ cao hơn.
4.2. Viêm phổi
Viêm phổi thường xảy ra tại các phế nang – cơ quan chính của phổi đảm nhận chức năng trao đổi khí. Các phế nang khi bị viêm sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy và các chất dịch này tích tụ này sẽ gây cản trở đến quá trình hô hấp và cung cấp khí oxy cho các tế bào trong cơ thể. Khi bị thiếu oxy, não và tim là hai cơ quan chịu ảnh hưởng nhanh nhất và nặng nhất.
Đối với người trưởng thành có sức đề kháng tốt, bệnh không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, đây là bệnh viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị sớm và kịp thời.
Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng phổi thường gặp ở trẻ nhỏ. Những triệu chứng khởi phát của bệnh tương tự như cảm cúm thông thường, vì thế nhiều cha mẹ chủ quan không thăm khám và điều trị sớm, đến khi phát hiện ra thì bệnh đã bước vào giai đoạn nặng. Khi đó, trẻ có thể bị rối loạn chức năng hô hấp, suy hô hấp, tràn khí màng phổi và xẹp phổi.
4.4. Lao phổi
Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể lây từ người sang người khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc khạc đờm. Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể, ngoài tấn công phổi chúng còn có thể gây bệnh tại nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
5. Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp dưới
Những đối tượng có nguy cơ mắc các hội chứng viêm đường hấp dưới cao gồm:
- Trẻ em dưới 5 tuổi và người già trên 65 tuổi.
- Phụ nữ mang thai.
- Người có hệ miễn dịch suy giảm do mắc bệnh lý hoặc vừa trải qua phẫu thuật, điều trị bệnh.
- Người mắc các bệnh lý mãn tính như hen suyễn, tiểu đường, tim mạch….
- Người có thói quen hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá thụ động nhiều.
6.1. Đối với nguyên nhân gây bệnh là virus
Các bệnh viêm đường hô hấp do virus gây ra có thể tự khỏi trong vòng 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, để nhanh khỏi bệnh bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:
- Dùng sản phẩm trị ho: Khi hệ hô hấp dưới bị viêm sẽ sinh ra nhiều đờm nhầy, các dịch nhầy này sẽ gây kích thích họng và sinh ra phản xạ ho nhằm tống đờm nhầy dư thừa ra khỏi cơ thể. Do đó, bạn nên dùng các loại thuốc ho có tác dụng long đờm, tiêu đờm và giảm ho để cải thiện triệu chứng bệnh. Theo các chuyên gia y tế, bạn nên dùng các sản phẩm hỗ trợ giảm ho có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên để trừ ho, tiêu đờm và bổ phế như TS ANCO, TRƯỜNG SINH THẢO, không chỉ có tác dụng cải thiện tình trạng ho, tiêu đờm, bổ phế mà còn hỗ trợ làm lành các niêm mạc bị tổn thương và tăng cường sức đề kháng cho hệ hô hấp. Do đó, chỉ cần dùng sản phẩm theo đúng liều lượng và liệu trình thì những cơn ho sẽ thuyên giảm và hết trong vòng 3 – 5 ngày.
- Dùng thuốc hạ sốt: Khi cơ thể bị sốt bạn có thể dùng các loại thuốc hạ sốt như Paracetamol, Efferalgan…. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây y cần có chỉ định của bác sĩ, để tránh gây ra những tác dụng không tốt cho sức khỏe.
- Uống nhiều nước ấm: Cách đơn giản này có tác dụng làm ẩm và ấm vùng hầu họng, giúp làm loãng đờm và tiêu đờm. Từ đó làm giảm các cơn ho đáng kể, đồng thời ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn tích tụ trong đờm nhiều khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng hơn.
Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ kê một số thuốc kháng sinh để tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm gây hại. Nhóm kháng sinh điều trị viêm đường hô hấp dưới bao gồm:
- Nhóm Penicillin: Amoxicillin, Augmentin…
- Nhóm Cephalosporin: Cefuroxime, Cephalexin, Cefaclor…
- Nhóm Macrolid: Erythromycin, Spiramycin, Azithromycin…
Khi tình trạng nhiễm trùng nặng, các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà không cải thiện triệu chứng bệnh. Lúc này, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
7. Cách ngăn ngừa bệnh viêm đường hô hấp dưới
Để phòng tránh các bệnh viêm đường hô hấp dưới, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Súc miệng bằng nước muối hàng ngày.
- Rửa tay sạch sẽ để tránh các vi khuẩn tấn công cơ thể.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang có triệu chứng mắc bệnh hô hấp.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, các đồ dùng trong nhà sạch sẽ.
- Bỏ thói quen hút thuốc và hạn chế tiếp xúc với những khu vực nhiều khói thuốc.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn, hóa chất ô nhiễm.
- Tiêm ngừa vaccine đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế như vaccine cúm, sởi, phế cầu khuẩn….
Nguồn: Internet.