Đau dạ dày là một bệnh lý thường gặp trong cuộc sống hiện đại, với nhịp sống xô bồ, áp lực công việc, stress. Tỷ lệ đau dạ dày trong những năm gần đây đang tăng lên nhanh chóng cả ở Việt Nam và trên thế giới, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Vậy đau dạ dày là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị dứt điểm ra sao? Hãy cùng Cẩm nang sức khỏe của Trường Sinh group tìm hiểu nhé !
Dấu hiệu nhận biết những cơn đau do viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày tá tràng gây ra những cơn đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị, có lan rộng lên vùng ngực, đi kèm với những triệu chứng ợ nóng, buồn nôn và bỏng rát. Những cơn đau xuất hiện từng cơn có thể âm ỉ khó chịu hoặc dữ dội, làm ảnh hưởng rất lớn cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân của những cơn đau này là tình trạng dạ dày bị viêm, vùng niêm mạc dạ dày có những tổn thương, sung huyết hoặc nặng hơn là xuất hiện những vết loét trên bề mặt.
Khi cơ thể người bệnh đói, stress, sử dụngmột số chất kích thích, dạ dày sẽ tăng tiết acid dịch vị, acid dịch vị tràn vào những vùng niêm mạc tổn thương hoặc các vết loét, sẽ gây ra những cơn đau trầm trọng hơn.
Tình trạng viêm loét dạ dày kéo dài lâu ngày không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm như : xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị và nặng hơn nữa là ung thư dạ dày.
Làm sao để điều trị dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày tá tràng?
Bệnh lý dạ dày không khó để điều trị, tuy nhiên tình trạng tái phát xảy ra thường xuyên. 70% bệnh nhân có bệnh lý dạ dày không điều trị dứt điểm và thường xuyên tái đi tái lại. Để điều trị được dứt điểm đau thượng vị do viêm loét dạ dày đòi hỏi bệnh nhân không chỉ tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị dùng thuốc của bác sĩ mà sau đó phải xây dựng một lối sống lành mạnh và một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp cho chính mình.
Trị đau dạ dày bằng thuốc Tây y
Hiện nay có khá nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị đau dạ dày, trong đó được chia thành 4 nhóm thuốc chính.
- Nhóm thuốc antacid : Các chế phẩm thường gặp trên thị trường như Maloox, Ebista, Phosphalugel. Đây là nhóm thuốc có tính kiềm yếu, có tác dụng làm trung hòa acid dịch vị tại dạ dày. Thuốc có tác dụng nhanh, sau khi sử dụng tầm 10-20 phút có thể làm giảm những cơn đau một cách nhanh chóng.
- Nhóm thuốc kháng Histamin H2 : Các hoạt chất hiện nay đang sử dụng như Cimetidin, Famotidin, Ranitidin. Về cơ chế, nhóm thuốc kháng histamin h2 cạnh tranh gắn kết thụ thể H2 tại tế bào viền của dạ dày, do đó ức chế quá trình tiết acid dịch vị, làm giảm các triệu chứng viêm loét, từ đó giảm triệu chứng đau. Thuốc có tác dụng ngắn, phải dùng nhiều lần trong ngày.
- Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) : Các hoạt chất đang được sử dụng như : Omeprazol, Esomeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol. Hiện nay nhóm thuốc PPI đang được xem là ưu tiên đầu tiên trong điều trị đau dạ dày, bao gồm cả viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản vì PPI không chỉ đem những hiệu quả tích cực trong điều trị đồng thời khá ít tác dụng phụ. So với nhóm thuốc kháng Histamin H2 thì tác dụng ức chế bài tiết acid dịch vị của nhóm thuốc PPI này mạnh hơn, kéo dài hơn, người bệnh chỉ cần sử dụng một lần trong ngày.
- Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày : Nhóm thuốc này gồm Mistoprostol, Sucrafat hay Bismuth, cơ chế của thuốc chính là tạo một lớp dịch, hay màng nhầy trên bề mặt của dạ dày, làm giảm tình trạng viêm cũng như làm lành các vết loét.
Sử dụng thảo dược trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh đau ở dạ dày là xu hướng rất được quan tâm
Song song với cách trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng thuốc Tây, việc sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược đang rất được quan tâm bởi sự an toàn và lành tính. Các sản phẩm như Đại Hoàng Long từ thảo dược thiên nhiên, chè dây, tinh bột nghệ…được cho là có tác dụng rất đáng kể trong việc cải thiện tình trạng đau bao tử hay tái phát nhiều lần.
Mua ngay sản phẩm Đại Hoàng Long - thảo dược hỗ trợ đau dạ dày
Để ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày hay tái phát, song song với quá trình điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ bệnh viêm loét dạ dày, đồng thời thay đổi lối sống, ăn uống khoa học, đúng cách chính là những biện pháp quan trọng nhất để điều trị dứt điểm bệnh.
Việc thay đổi lối sống bao gồm:
- Hạn chế thức khuya, hút thuốc lá.
- Hạn chế những đồ uống kích thích như rượu, bia, cà phê, trà và những thực phẩm cay nóng.
- Duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế stress tâm lý.
- Lưu ý khi sử dụng những loại thuốc có thể gây loét dạ dày như corticoid, thuốc giảm đau kháng viêm NSAID
Bên cạnh việc thay đổi lối sống, việc bổ sung thường xuyên những loại thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa như cải bắp, lá mơ, củ nghệ, rau đay…cũng giúp bảo vệ vùng niêm mạc dạ dày, phòng ngừa và ngăn chặn những cơn đau dạ dày tái phát.