Ăn gì bổ phổi? Gợi ý cho bạn 10 loại thực phẩm tốt cho phổi
Củ cải đường và rau củ cải đường là nguồn cung cấp nitrat dồi dào, một chất dinh dưỡng có lợi cho chức năng phổi. Nitrat giúp thư giãn mạch máu, làm giảm huyết áp và giúp tối ưu hóa quá trình hấp thụ oxy. Bổ sung củ cải đường có thể cải thiện hiệu suất thể chất và chức năng phổi ở những người mắc một số bệnh phổi, bao gồm COPD và tăng huyết áp phổi. Ngoài ra, củ cải đường còn chứa nhiều chất có lợi cho phổi như chất chống oxy hóa, magie, kali, vitamin C và carotenoid.
Củ cải đường và rau củ cải đường là nguồn cung cấp nitrat dồi dào, một chất dinh dưỡng có lợi cho chức năng phổi
Ớt là một loại thực phẩm phổ biến và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe phổi. Ớt chứa nhiều vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ phổi khỏi các gốc tự do gây hại. Hợp chất capsaicin trong ớt có khả năng giúp giảm viêm và cải thiện chức năng phổi.
Ớt chứa nhiều vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ phổi khỏi các gốc tự do gây hại
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trà xanh là một loại nước uống giải khát tốt cho sức khỏe phổi và tim mạch mà bạn có thể sử dụng mỗi ngày. Trà xanh có tác dụng chống oxy hóa, đào thải độc tố gây hại ra khỏi phổi, ức chế sự hoạt động của các gốc tự do, từ đó, giúp bảo vệ và cải thiện các chức năng phổi tốt hơn.
Phòng ngừa viêm khớp.
Kháng lại các histamin tự nhiên giúp làm chậm quá trình dị ứng
Giảm lượng cholesterol có trong máu.
Tỏi, gừng
Trong tỏi và gừng có chứa flavonoid đóng vai trò kích thích sản sinh glutathione, đào thải các độc tố ra khỏi phổi. Do đó, nếu bạn đang cần biết ăn gì bổ phổi thì đây chính là đáp án mà bạn nên lưu tâm.
Cùng với đó, gừng còn có đặc tính chống viêm, lưu thông khí huyết và cải thiện hệ tuần hoàn phổi. Đặc biệt tốt với người mắc các bệnh về phổi, người bị covid-19 cần được hồi phục sức khỏe.
Các loại hạt
Các loại hạt như điều, óc chó, hạnh nhân,... cũng là nhóm thực phẩm tốt cho phổi mà người bệnh có thể lựa chọn. Trong các loại hạt này có chứa magie và các khoáng chất vi lượng khác với hàm lượng cao. Thông qua sự bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, các chức năng phổi có liên quan đến phế quản, quá trình hô hấp được cải thiện hiệu quả hơn.
Gừng
Ngoài công dụng làm gia vị, gừng còn được xem là vị thuốc có tác dụng giảm viêm, có khả năng đào thải độc tố và thúc đẩy cơ thể loại bỏ độc tố từ phổi ra ngoài. Giúp thông khí, làm giảm nguy cơ tắc nghẽn ở phổi. Gừng còn có đặc tính kháng khuẩn, có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Có thể sử dụng trà gừng, thêm vào các món ăn tăng sự hấp dẫn và kích thích vị giác, cũng có thể sử dụng gừng tươi để nhai giúp giúp giảm ho và long đờm.
Dầu Olive
Vitamin E, polyphenol và omega-3 trong quả olive có thể giúp: Giảm viêm ở phổi trong một số bệnh lý như COPD và hen suyễn. Đồng thời cải thiện chức năng phổ và bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây hại.
Những thực phẩm không tốt cho phổi của bạn
Thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa: Chất béo không tốt này tăng mức cholesterol, gây chảy máu và thiếu oxy cho phổi. Thực phẩm như dầu chiên, thức ăn nhanh, bánh ngọt thường chứa nhiều chất béo này.
Thực phẩm có nhiều đường: Đường góp phần vào việc làm suy yếu hệ miễn dịch và gây mất cân bằng đường trong máu, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ hô hấp. Các sản phẩm có đường cao bao gồm đồ ngọt, nước ngọt, bánh kẹo, và nhiều loại thực phẩm chế biến.
Thực phẩm chứa chất phụ gia và chất bảo quản: Các chất này thường gây kích ứng và viêm nhiễm đường hô hấp, đặc biệt đối với những người có mức độ nhạy cảm cao.
Thuốc lá: Nicotine và các chất gây hại trong thuốc lá gây viêm nhiễm, làm suy yếu phổi và góp phần vào nhiều vấn đề về hô hấp.
Thức ăn nhanh có thể tăng mức cholesterol, gây chảy máu và thiếu oxy cho phổi.
Trên đây là một số loại thực phẩm tốt cho phổi mà Dược Trường Sinh gợi ý cũng như trả lời thắc mắc ăn gì bổ phổi dành cho bạn. Để có một lá phổi khỏe mạnh, mỗi người cần có một lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý.