Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại thịt cho người tiểu đường phù hợp là thực phẩm chứa ít cholesterol, nổi bật chính là thịt nạc. Đây chính là lựa chọn tối ưu nhất dành cho bệnh nhân trong trường hợp cần bổ sung thịt vào thực đơn hàng ngày.
Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn các loại thịt nạc và thịt ít mỡ trong chế độ ăn uống. Thịt nạc là loại thịt có hàm lượng cholesterol rất thấp, chẳng hạn như ức gà, đùi gà, thăn bò và thăn heo. Những loại thịt này cung cấp nguồn protein chất lượng cao và ít chất béo, giúp duy trì sự bão hòa trong chế độ ăn uống.
Ức gà, thịt cừu, thịt vịt,... là các loại thịt cho người tiểu đường nên ăn
Thịt nạc là loại thịt có hàm lượng cholesterol rất thấp
Đặc biệt, thịt lươn cũng là một thực phẩm phù hợp dành cho bệnh nhân tiểu đường. Thịt lươn cung cấp nhiều chất đạm, vitamin. Theo Đông y, thịt lươn tính cam ôn, có công dụng cường kiện gân cốt, trị ho, đái tháo đường, kiết lỵ,... Người dùng có thể hấp cách thủy hoặc dùng lươn nấu canh để hạ đường huyết, từ đó giúp kiểm soát tốt chỉ số đường huyết.
2. Người tiểu đường không nên ăn loại thịt nào?
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn thịt mỡ vì chúng chứa nhiều cholesterol và chất béo, có thể ảnh hưởng đến đường huyết và sức khỏe nói chung. Mặc dù thịt không chứa đường, nhưng chất béo và cholesterol sẽ làm tăng mỡ máu và gây rối loạn chuyển hóa lipid, từ đó khiến lượng đường huyết gia tăng.
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn thịt mỡ vì chúng chứa nhiều cholesterol.
Bên cạnh việc tránh thịt mỡ, bệnh nhân tiểu đường cũng nên hạn chế ăn thịt ướp nhiều muối. Ăn quá nhiều muối có thể gây cao huyết áp tăng cân và kháng insulin.
Một nghiên cứu tại Đại học Vanderbilt ở Mỹ được công bố trên The Journal of Clinical Investigation, đã chỉ ra mối liên quan giữa muối và tăng cân, bệnh tiểu đường và các bệnh nghiêm trọng khác. Ngoài ra, muối còn ảnh hưởng đến lượng dopamine và quá trình cảm nhận cơn đói, dẫn đến cảm giác thèm ăn và ăn nhiều hơn.
3. Cách ăn thịt không gây gia tăng mức đường huyết
Tuy rằng đã nắm được các loại thịt cho người tiểu đường nên ăn, nhưng bạn cũng cần phải quan tâm cách ăn thịt như thế nào cho đúng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường, đặc biệt là khi ăn thịt để không ảnh hưởng đến mức đường huyết:
Hạn chế thịt đỏ: Mỗi tuần, người bệnh tiểu đường nên ăn khoảng 300 - 500g thịt đỏ, tập trung vào thịt nạc. Đồng thời, bạn có thể bổ sung nguồn protein từ các loại thịt trắng và protein đậu đỗ. Nếu ăn thịt đỏ, bạn nên hạn chế ăn vào buổi tối. Thịt đỏ chứa nhiều sắt, có thể làm gan hoạt động nhiều hơn, gây tác động đáng kể đến đường huyết.
Ưu tiên rau xanh: Trước khi bắt đầu ăn thịt và các món chứa tinh bột, bạn nên ăn rau xanh. Chất xơ trong rau xanh sẽ làm chậm quá trình hấp thu đường, giúp đường huyết không tăng đột ngột sau bữa ăn. Rau xanh nên chiếm khoảng 50% khẩu phần trong mỗi bữa ăn, và có thể chọn rau hấp, luộc hoặc salad.
Chất xơ trong rau xanh sẽ làm chậm quá trình hấp thu đường
Vận động thường xuyên: Thực hiện hoạt động vận động mỗi ngày với cường độ phù hợp và khoảng 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần.
Kiểm tra đường huyết: Thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà và theo lịch hẹn định kỳ tại các cơ sở y tế. Điều này sẽ giúp bệnh nhân quản lý bệnh tốt nhất và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Ăn nhiều rau xanh, tập thể thao thường xuyên, chia nhỏ bữa trong ngày,... là cách kiểm soát đường huyết tốt.
Tóm lại, các loại thịt cho người tiểu đường nên ăn có thể kể đến như thịt lươn, thịt ít mỡ, ức gà, cốt lết, thịt cừu,... Đồng thời, người bệnh nên tránh ăn thịt mỡ, thịt ướp muối và gia vị nhiều. Bệnh nhân tiểu đường cần cẩn trọng trong việc ăn uống để tránh làm bệnh tình tiến triển nghiêm trọng, hoặc xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn bỏ túi thêm nhiều kiến thức y khoa, nhất là đối với bệnh tiểu đường.
Nguồn: tham khảo thông tin internet