Nhận biết sớm bệnh lý dạ dày từ những dấu hiệu sau
Có thể nói, bệnh dạ dày là một nhóm các bệnh lý phổ biến, dịch tễ rộng và điều trị gặp nhiều khó khăn, nhất là ở những giai đoạn muộn. Một số bệnh thường gặp như viêm loét dạ dày, trào ngược...có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Do đó nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường dưới đây bạn cần đi khám để được tầm soát sớm các bệnh lý dạ dày.
Nhận biết sớm bệnh lý dạ dày để điều trị kịp thời
1. Đau vùng thượng vị
Đau trong viêm loét dạ dày có tính chất chu kỳ, liên quan đến bữa ăn trong ngày, có thể đau sớm hoặc đau muộn sau ăn. Một số bệnh nhân gia tăng theo mua đặc biệt là vào những mùa thu đông. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân viêm dạ dày thường có tình trạng đau vùng thượng vị nhiều hơn so với khi đã xuất hiện những ổ loét. Chính vì thế, đau vùng thượng vị có thể được xem là dấu hiệu sớm nhất để chẩn đoán các bệnh lý dạ dày.
2. Thường xuyên có cảm giác đầy hơi, căng bụng, đánh rắm nặng mùi
Lý giải cho những biểu hiện này là việc dạ dày bị suy giảm chức năng cả về co bóp, hấp thụ và chuyển hóa. Khi đó một lượng thức ăn, men tiêu hóa không được xử lý tạo ra sự ảnh hưởng nghiêm trọng lên thành dạ dày. Số lượng khuẩn có hại trong đường ruột tăng đột biến gây ra loạn khuẩn. Kết hợp với lượng tinh bột, protein lên men trong đường ruột ban đầu tạo nên mùi thối khó chịu. Lâu ngày dẫn tới viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng hệ tiêu hóa dẫn tới sụt giảm cân nặng.
3. Nuốt nghẹn, phát sinh các khối u khu vực họng
Nuốt nghẹn cũng có thể là do sự co bóp không đều của vùng cơ tâm vị khiến cho quá trình di chuyển thức ăn có cảm giác vướng, khó xuống. Dù là cơ năng hay thực thể thì việc nuốt nghẹn là dấu hiệu quan trọng cần phải được tầm soát sớm bằng các xét nghiệm chuyên sâu như nội soi.
4. Đại tiện ra máu
Phân đen sệt như hắc ín và mùi hôi thối thường là triệu chứng của chảy máu đường tiêu hóa trên từ dạ dày. Khi phân đen kèm theo máu, đi cùng với đó là các cơn đau quặn từng cơn thì tình trạng dạ dày đã tổn thương khá nặng, thành dạ dày đã viêm nhiễm, tổn thương sâu. Cần nhanh chóng thăm khám và điều trị.
5. Cân nặng giảm sút
Một số mẹo cải thiện bệnh dạ dày tại nhà
- Chia nhỏ bữa ăn nhưng vẫn đảm bảo đủ khẩu phần.
- Tránh đồ uống có gas, kẹo cao su, thuốc lá.
- Không ăn đồ chiên, đồ nhiều dầu mỡ.
- Nằm nghiêng sang trái sẽ giúp giảm cơn đau.
- Chườm bụng bằng nước nóng.
Sử dụng thảo dược:
- Bột nghệ kết hợp với mật ong rất hữu hiệu cho dạ dày.
- Bạc hà dạng tinh dầu.
- Giấm táo làm giảm cơn đau dạ dày.
- Bạc hà, trà hoa cúc.
Bệnh dạ dày không thể phát hiện chỉ qua các triệu chứng lâm sàng và phần lớn chúng được chẩn đoán khi làm các xét nghiệm chuyên sâu như nội soi dạ dày – tá tràng , làm test HP, chụp X quang dạ dày... Vậy nên khi có các triệu chứng bất thường xuất hiện, bạn nên đi khám để được tầm soát.
Nguồn thông tin tham khảo internet.