Tuy nhiên đó là khi quá trình tiêu hoá diễn ra thuận lợi, còn nếu cơ vòng thực quản gặp trục trặc không thể đóng chặt sau khi thức ăn đi qua, lúc này thức ăn và dịch vị dạ dày sẽ có nguy cơ bị trào ngược lên trên, gây ra hiện tượng ợ chua, ợ nóng rất khó chịu
1. Vì sao tôi lại có hiện tượng trào ngược dạ dày?
a. Do cơ vòng thực quản “đình công”
Như đã đề cập ở trên, cơ chế hoạt động của cơ vòng thực quản giống như một cánh cổng trên đường đi một chiều: mở ra khi thức ăn đi xuống dạ dày và khoá lại để ngăn chặn chứng trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên cũng có khi cơ quan này gặp vấn đề về vận hành như bị suy yếu cơ co thắt, gây ra rắc rối cho quá trình di chuyển của thức ăn.
Trong một số trường hợp cũng có thể là do lượng axit hay dịch vị trong dạ dày bị tiết ra quá nhiều, dẫn tới việc dạ dày phải vận động quá tải, sức chứa không đáp ứng được kịp thời nên gây ra chứng trào ngược.
Vậy nguyên nhân gây gia tăng axit trong dịch vị dạ dày là do đâu?
-
Nguyên nhân bệnh lý: ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, hẹp hang môn vị dạ dày,…
-
Nguyên nhân do thói quen sinh hoạt: nguyên nhân này cũng có thể được coi là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý nêu trên: thức quá khuya nên dạ dày không có thời gian nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi, ăn nhiều đồ ăn cay, chua, nóng, khó tiêu, nhiều đạm và lạm dụng đồ uống có ga, café, thuốc lá, chất kích thích, đồ uống có cồn,…
b. Các nguyên nhân khác
Ngoài nguyên nhân khiến gia tăng axit trong dạ dày gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày như đã nêu, một số nguyên nhân khác cũng dẫn tới căn bệnh này có thể kể đến như:
-
Việc sử dụng một số loại thuốc tây gây tác dụng phụ: các loại thuốc như Aspirin, Cholecystokinine, thuốc huyết áp,… có thể gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày;
-
Người bệnh bị tổn thương thực quản, nhiễm trùng thực quản,…
2. Triệu chứng của trào ngược dạ dày
2.1. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
- Ợ hơi lúc đói thường xuyên là triệu chứng cần nghĩ đến trào ngược dạ dày
- Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ dạ dày hay vùng ngực dưới, lan hướng lên cổ.
- Ợ chua xảy ra nhiều nhất vào buổi sáng khi đánh răng. Ợ chua, ợ nóng cũng hay đi kèm với nhau. Bệnh nhân có cảm giác ợ lên, kèm theo vị chua trong miệng.
- Các triệu chứng ợ nói trên có thể sẽ tăng lên khi ăn no, khi uống nước, khi đang đầy bụng khó tiêu hoặc khi bạn cúi gập người về phía trước, nằm nghỉ hoặc ngủ vào ban đêm.
Trào ngược dạ dày khiến bệnh nhân bị ợ chua, ợ nóng
2.2. Buồn nôn, nôn
Sự trào ngược của dịch vị sẽ gây nên cảm giác buồn nôn cho người bệnh do lượng axit trong dịch vị gây kích thích cổ họngTriệu chứng này thường xuất hiện khi ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn. Người bệnh dễ bị nôn, buồn nôn hoặc có cảm giác mắc nghẹn thức ăn.
2.3. Đau tức vùng thượng vị
Đau tức vùng thượng vị là triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản khiến người bệnh có cảm giác bị co thắt hoặc đè nén ở ngực và các vị trí xung quanh. Dấu hiệu này được lý giải bởi việc acid trong quá trình trào ngược lên dạ dày đã gây ra sự kích thích lên đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản. Từ đó, dẫn đến những cơn đau ở khu vực thượng vị
2.4. Khó nuốt
.Bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi trở nặng khiến axit dạ dày trào ngược lên với tần suất lớn. Điều này sẽ gây phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản. Vì thế bệnh nhân có cảm giác khó nuốt, nuốt nghẹn và vướng ở cổ.2.5. Khản giọng và ho
Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể bị khản giọng và ho liên tục. Hiện tượng này là do dây thanh quản khi tiếp xúc với axit dạ dày làm cho sưng tấy. Người bệnh sẽ bị khản giọng, khó nói và lâu ngày chuyển thành ho.3. Những cách hạn chế trào ngược dạ dày nào người bệnh nên áp dụng?
a. Một số phương pháp góp phần làm cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày như sau:- Nên lựa chọn những loại thực phầm có khả năng trung hòa acid như: Bột yến mạch, bánh mì và đạm dễ tiêu.
- Chia nhỏ mỗi bữa ăn. Ăn thành nhiều bữa trong ngày tránh cho dạ dày phải làm việc quá sức.
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, chất xơ. Những thức ăn này rất tốt cho hệ tiêu hoá và “lành tính” cho dạ dày của người bệnh;
- Hạn chế tiêu thụ những đồ ăn cay nóng và chua vì không tốt cho dạ dày;
- Không nên ăn quá nhiều chất trong một bữa ăn, nhất là vào buổi tối;
- Không nên ăn quá no vì nếu ăn quá no sẽ khiến cho người bệnh bị khó tiêu, gây nên biểu hiện ợ nóng;
- Không nên lạm dụng các đồ uống có cồn, đồ có ga, café và chất kích thích khác;
- Thay đổi tư thế ngủ để giảm tình trạng trào ngược dạ dày theo các tư thế: nâng cao đầu khi ngủ để dịch vị ít có cơ hội trào ngược lên thực quản; Nên nằm nghiêng sang bên trái;
- Nước ép hoa quả rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên không vì thế mà người bệnh lạm dụng nó. Có những loại nước ép chứa nhiều Vitamin C như nước ép cam, chanh, bưởi người bị trào ngược dạ dày không nên uống quá nhiều dẫn tới bị ợ chua và khiến lượng axit trong dịch vị dạ dày tăng cao;
- Hỗ trợ cải thiện các biểu hiện của viêm loét dạ dày, tá tràng.
Để được tư vấn về sản phẩm cũng như các bệnh viêm loét, trào ngược dạ dày, hãy gọi ngay tới số 0888240888 hoặc kết nối Zalo 0969500368 để được giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất.