Cam thảo có thể làm giảm trào ngược axit và chứng khó tiêu
Một nghiên cứu chứng minh cam thảo giảm triệu chứng khó tiêu: nghiên cứu diễn ra 30 ngày ở 50 đối tượng kết quả cho thấy người sử dụng viên nang cam thảo 75 mg với tần suất hai lần trên ngày đã giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng, so với giả dược.
.jpg)
Khi được sử dụng kết hợp với các loại thảo mộc khác, rễ cam thảo có thể giúp giảm đau do rối loạn tiêu hóa chức năng (FD), đây là một chứng rối loạn mãn tính có biểu hiện khó chịu ở bụng trên ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa và sinh hoạt hàng ngày của con người.
Cam thảo có thể giúp điều trị loét dạ dày tá tràng
Đặc biệt, một thí nghiệm tác dụng của cam thảo đối với vi khuẩn H. pylori đã được thực thi. (H. pylori là nguyên nhân chính gây ra bệnh loét dạ dày tá tràng và đây cùng là một trong những bệnh khó diệt trừ tận gốc hiện nay). Theo đánh giá tác dụng của việc thêm cam thảo vào phác đồ điều trị tiêu chuẩn của Helicobacter pylori trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm Brazil cho thấy rằng rễ cam thảo được thêm vào liệu pháp bộ ba kháng sinh tiêu chuẩn. Kết quả: rễ cam thảo đã giúp làm tăng tỷ lệ diệt trừ vi khuẩn H. pylori tăng tỷ lệ từ 62,5% ở nhóm dùng giả dược lên đến 83,3% ở nhóm dùng cam thảo.
Cách sử dụng cam thảo trong điều trị đau dạ dày
Trà cam thảo có thể giúp chữa lành vết loét dạ dày và giảm chứng khó tiêu nhưng bạn nên đảm bảo tiêu thụ không quá 1 cốc (240 ml) mỗi ngày. Liều lượng lên đến 5 đến 15 gam một ngày được coi là an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn.
Cách pha trà cam thảo giảm đau dạ dày theo dân gian:
- Chuẩn bị khoảng 1 – 2g rễ cam thảo cho vào tách
- Cho 200ml nước sôi vào hãm trong 10 – 15 phút
- Uống từng ngụm nhỏ để đạt hiệu quả tốt (nên uống khi trà còn ấm)
Những lưu ý khi sử dụng cam thảo trong điều trị dạ dày
Cam thảo cũng nên tránh ở những người bị rối loạn chức năng thận hoặc gan.
Rễ cam thảo đã được chứng minh là tương tác với một số loại thuốc, bao gồm các hoạt chất trong: thuốc huyết áp, chất làm loãng máu, thuốc giảm cholesterol (bao gồm cả statin), thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai dựa trên estrogen, thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Vậy nên hãy thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cam thảo để chữa bệnh dạ dày cùng lúc với các loại thuốc trên.

Không sử dụng các dạng khác nhau (bột, rễ, chiết xuất, chất lỏng, trà, v.v.) của cam thảo cùng một lúc mà không có lời khuyên của bác sĩ bởi hành động này làm tăng nguy cơ quá liều.
Bài viết là tổng hợp những thông tin xung quanh việc sử dụng cam thảo để điều trị bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính hỗ trợ, nếu muốn trị dứt điểm căn bệnh dạ dày bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị của mình nhé.