Trong Đông y, tam thất bắc là một loại thảo dược xuất hiện trong nhiều bài thuốc. Loại dược liệu này được xem là vị thuốc nam quý hiếm sánh ngang với nhân sâm về công dụng bồi bổ sức khỏe. Hãy cùng nhà thảo dược Trường Sinh cùng tìm hiểu những lợi ích của tam thất đối với sức khỏe.
1. Tam thất là gì?
Tam thất là 1 loại cỏ nhỏ, thuộc họ ngũ gia bì, sống lâu năm. Đặc tính tam thất là cây thảo ưa những nơi có bóng râm và ẩm mát, thường mọc ở trên những vùng núi cao từ 1.500m. Vì vậy, ở Việt Nam, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu... là những nơi xuất hiện nhiều tam thất nhất.
Trong cây tam thất, rễ là bộ phận được dùng để làm thuốc nhiều nhất. Rễ cây tam thất mang thường được mang về rửa sạch, phơi hoặc sấy cho khô, sau đó sẽ phân loại ra rễ củ, rễ nhánh, thân rễ.
Theo hóa học, trong rễ cây tam thất bắc chứa nhiều các nhóm thành phần hóa học, như saponin (4,42–12%), ginsenosid như Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1 và glucoginsenosid.
Tam thất là 1 loại cỏ nhỏ, thuộc họ ngũ gia bì, sống lâu năm
Hai thành phần chính trong củ tam thất bắc là saponin và flavonoid. Trong đó:
Saponin: Là dưỡng chất quan trọng giúp giảm đau, tiêu sưng. Saponin sản xuất ra ginsenosides - một hợp chất tác động tới hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ miễn dịch.
Flavonoid: Là một thành phần quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng, giảm đau giảm viêm, làm chậm quá trình lão hóa tế bào…
2. Công dụng của tam thất bắc
Một số tác dụng tốt cho sức khỏe của củ tam thất bắc có thể kể đến như:
Tiêu ứ huyết, tiêu sưng, cầm máu
Các khoáng chất có trong tam thất bắc (như sắt, canxi,...) giúp tan huyết ứ đọng, tăng cường bổ máu. Đây còn là vị thuốc có tác dụng cầm máu hàng đầu trong các dược liệu. Tam thất bắc giúp phụ nữ sau sinh thay máu, tạo máu mới để có cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sức sống
Bổ máu
Thành phần củ tam thất bắc rất giàu các chất bổ như: Hợp chất có nhân Sterol, acid amin, các nguyên tố vi lượng và đặc biệt là hợp chất saponin quý (Arasaponin A, Arasaponin.
Chống lão hóa
Củ tam thất bắc có chứa hàm lượng cao saponin và flavonoid giúp tăng khả năng vận hành của cơ thể, chống oxy hóa và đóng vai trò giảm thiểu sự lão hóa.
Phòng ngừa và điều trị ung thư
Bên cạnh công dụng ngăn chặn sự lão hóa tế bào, hoạt chất saponin và flavonoid trong của tam thất bắc còn hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, các khối u, trợ sức trợ lực, tăng cường sức đề kháng,… kéo dài sự sống cho người bệnh.
Loại dược liệu này được xem là vị thuốc nam quý hiếm sánh ngang với nhân sâm về công dụng bồi bổ sức khỏe
Hoạt tính có trong củ tam thất bắc có công dụng tăng cường hormon buồng trứng giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ.
Điều hòa đường huyết
Theo các nghiên cứu, thành phần củ tam thất bắc có chứa hoạt chất Saponin Rg1 với công dụng hữu hiệu trong việc hạ đường huyết trong máu.
3. Cách sử dụng tam thất bắc
Dưới đây là những cách dùng tam thất bắc phổ biến nhất:
Dùng trực tiếp: Rễ cây tam thất bắc rửa sạch, giã nát và đắp lên vị trí bị tổn thương.
Dùng sống: Củ tam thất bắc có thể dùng để ăn sống, thái lát ngâm rượu, hoặc phơi khô rồi nghiền thành bột để dùng với mật ong hoặc pha nước uống.
Dùng chín: Bạn có thể dùng tam thất sao khô hoặc sao với dầu thực vật hay đem hầm cùng các món ăn để mang lại công dụng hiệu quả.
4. Lưu ý cần nhớ sử dụng cây tam thất bắc
Cũng như nhân sâm, khi sử dụng tam thất bắc bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Sử dụng nhiều tam thất hơn mức quy định không giúp bạn khỏe hơn. Thậm chí dùng không đúng cách hay quá liều lượng dược liệu này còn gây tác dụng phụ. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng tam thất bắc theo ý muốn bản thân.
Nguồn thông tin tham khảo: Internet