CAO ĐƯƠNG QUY CÓ TÁC DỤNG GÌ ?
Đương Quy được mệnh danh là nhân sâm của phụ nữ và là một vị thuốc khá phổ biến trong Đông Y để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau. Vậy vị thuốc thảo dược từ thiên nhiên này mang đến cho chúng ta những giá trị gì? Mọi người cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé
1. Đặc điểm thực vật và nơi sống.
Đặc điểm thực vật
Đương quy là cây thân thảo lớn, chiều cao từ 40 - 80cm, sống lâu năm. Thân cây có hình trụ, màu tím và có rãnh dọc. Lá đương quy có hình mác dài, xẻ lông chim 3 lần,mọc so le, mép lá có hình răng cưa còn đầu lá nhọn. Hoa đương quy nhỏ có màu xanh trắng, chúng thường mọc thành chùm 10 -40 bông ở ngọn cây, quả dẹt có màu tím nhạt.
Rễ đương quy có chứa hàm lượng tinh dầu là 0.26%, đây cũng là thành phần chính mang lại tác dụng : bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau nhuận tràng…. Bên cạnh tinh dầu rễ cây còn chứa nhiều hợp chất như :saccharide, acid amin, coumarin,sterol… ngoài ra còn có nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin b12, vitamin E, vitamin A…
Nơi sống
Sâm đương quy có nguồn gốc từ Trung Quốc phát triển ở độ cao 2000-3000m, nơi khí hậu ẩm mát. Được du nhập vào Việt Nam những năm 60 và đến nay được trồng và phát triển ở các tỉnh Sapa ( Lào Cai) Ngọc Lĩnh( KonTum), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) và Đà Lạt( Lâm Đồng) được nhân giống bằng hạt cây trồng 3 năm sẽ cho củ tốt.
Cây Đương quy
2. Cách thu hái và chế biến đương quy
Mùa thu là thời điểm thích hợp để thu hoạch Đương quy và cây phải đạt từ 1-3 năm tuổi. Khi thu hoạch người ta sẽ đào lấy phần rễ và phần thân để sử dụng. Đương quy còn có thể sử dụng nguyên cành lá thân và rễ để ngâm rượu cũng rất tốt. Củ được thu hoạch sẽ cắt bỏ rễ con, phơi trong bóng râm hoặc sấy khô sau đó được phân loại. Củ to, thịt chắc dẻo màu trắng hồng, nhiều tinh dầu, có mùi thơm đặc biệt vị ngọt sau cay là loại tốt.
Thông thường, sau khi thu hoạch và xử lý đương quy được sử dụng để bào chế ra thuốc một số dạng như: dầu xoa bóp, viên nang, thuốc bôi hoặc ngâm với rượu… Tùy vào bài thuốc mà có cách sử dụng trong các bệnh khác nhau.
3. Dược tính và tác dụng của đương quy
Theo ghi chép Y học cổ truyền sâm đương quy có vị ngọt, hơi cay, hơi cay, mùi thơm, tính ấm, mang lại tác dụng bổ huyết. Thực tiễn, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sâm đương quy có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe như:
- Bổ huyết: Ức chế tiểu cầu kết tập, tăng cường tuần hoàn máu cho não, điều trị tụ máu não và viêm tắc tĩnh mạch
- Tăng sức đề kháng: Các hoạt chất có trong đương quy có chức năng kích thích hệ miễn dịch, tăng đề kháng cho cơ thể. Hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể rất tốt.
- Điều hòa kinh nguyệt: Hỗ trợ và điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ như đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều …
- Kích thích hệ tiêu hóa: đương quy có hỗ trợ điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư . Vị thuốc này có tác dụng tốt trong điều trị táo bón
- Làm đẹp da, cho làn da tươi trẻ mịn màng.
4. Một số tác dụng của cây đương quy theo nghiên cứu y học hiện đại
Theo nghiên cứu của Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi trong sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam trang 58, đương quy có tác dụng giúp bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh.
Tác dụng đối với tử cung: Cồn chiết xuất từ đương quy có tác dụng hưng phấn với tử cung cô lập. Còn tinh dầu đương quy có tác dụng làm ức chế tử cung. Nếu sử dụng lúc áp lực tử cung cao thì nhận thấy thuốc làm tăng hoạt động co bóp của cơ quan này. Ngoài ra đương quy còn có khả năng tổng hợp protid khiến tử cung dày lên.
Tác dụng đối với huyết học: Vì trong thành phần có chứa vitamin B12 và hàm lượng acid dồi dào nên dịch ngâm từ cây đương quy có tác dụng làm tăng lượng hồng cầu và huyết sắc tố đối với thử nghiệm trên chuột nhắt.
Tác dụng chống viêm: Nước chiết từ dịch giảm thẩm thấu của huyết quản, ức chế các chất gây viêm do tiểu cầu 5TH sản sinh.
Tác dụng giảm đau, an thần: Tinh dầu đương quy có tác dụng giảm đau và an thần.
Tác dụng tăng cường miễn dịch: Đương quy có khả năng cải thiện hoạt động hệ miễn dịch của cơ thể. Dược liệu này làm tăng thực bào của đại thực bào, tăng cường chuyển dạng của lympho nguyên bào.
Tác dụng lợi tiểu: Đường mía có trong đương quy có khả năng tạo hưng phấn đối với cơ trơn ruột non và bàng quang.
Làm giãn cơ trơn phế quản và làm giảm cơn hen suyễn.
Tác dụng nhuận tràng thông tiện
Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc từ đương quy có khả năng ức chế trực khuẩn gây thương hàn, trực khuẩn bạch cầu, trực khuẩn coli, trực khuẩn mủ xanh…
Trên đây là những thông tin liên quan đến cây Đương quy và một số bài thuốc hay từ loại dược liệu này. Tuy nhiên, những thông tin được chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có thay thế được một số thuốc đặc trị. Chính vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
5.Giới thiệu sản phẩm
Nơi vùng đất Tây Nguyên với khí hậu mát mẻ, đất đai trù phú màu mỡ, những cây đương quy được Trường Sinh Group trồng và chăm sóc phát triển thật tươi tốt. Hấp thụ và tích lũy dưỡng chất màu mỡ từ đất và cái nắng cái gió của vùng đất này, hàm lượng dược tính trong củ đương quy cứ thế tăng dần lên theo năm tháng. Những củ đương quy già trên 2 năm tuổi sẽ được thu hoạch và đưa vào dây chuyền sản xuất đạt chuẩn GMP để chế biến thành dạng cao dược liệu đặc, tạo nên sản phẩm Cao Đương Quy
Với thành phần từ Sâm đương quy 97% và mật ong 3% đặc biệt không chứa đường, màu nhân tạo và chất bảo quản có tác dụng
-
Bồi bổ khí huyết
-
Bảo vệ chức năng gan
-
Tăng cường hệ miễn dịch
-
Bổ thận, tráng dương
Cách thức đặt hàng
Để thuận lợi trong quá trình đặt hàng và được sự tư vấn nhiệt tình về Cao Đương Quy của nhân viên Trường Sinh group quý khách có thể liên hệ trực tiếp theo số
Hotline: 0888 24 0888