Đặc điểm hình thái của giống cây cỏ ngọt
Cỏ ngọt thuộc loại cây thân thảo sống lâu năm. Trong thiên nhiên cây được trồng từ 9 tháng trở ra sẽ bắt đầu hóa gỗ và có chiều cao trung bình có thể lên đên 1 mét. Xung quanh thân và lá của cỏ ngọt được bao phủ một lớp lông trắng mịn với lá mọc đối hình mũi mác ở phần mép có răng cưa. Hoa cây cỏ ngọt có dạng tùng cụm một có dạng hình cầu chứa nhiều bông hoa nhỏ hình ống màu trắng ngà. Mỗi cụm hoa thường dài khoảng 2cm và có mùi hương thơm nhẹ nhàng giống hoa cỏ lào. Hoa thường nở vào tháng 10 kéo dài cho đến tháng 2 năm sau.
Cây cỏ ngọt không chỉ ngọt bởi lá mà theo nghiên cứu toàn thân của cây có vị ngọt. Từ lá, thân, hoa cho đến bộ rễ. Lượng đường ngọt có nhiều nhất ở lá và khi lá già héo rụng vẫn có vị ngọt. Bộ phận thường được sử dụng là cành và lá. Chúng được sử dụng tươi hoặc phơi khô cắt nhỏ để sử dụng.
Loại cây này sinh sản bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành. Chính sức sống mạnh mẽ của chúng mà loại cây này dễ trồng và không mất công chăm sóc. Cây ưa ẩm và ánh sáng tuy nhiên lại không chịu được ngập úng.
Tác dụng của cây cỏ ngọt
Do biết được thành phần dinh dưỡng và lợi ích mà cỏ ngọt mang lại mà chúng được giới y học áp dụng để chữa bệnh cũng như làm đẹp và nhiều ứng dụng khác trong ẩm thực.
Trong y học loại cỏ ngọt này thường được sử dụng để chế biến thành trà giúp giảm béo phì, cao huyết áp và tiểu đường. Theo nhiều công trình nghiên cứu cho biết thì nhiều bệnh nhân cao huyết áp sử dụng loại trà cỏ ngọt này đã có tác dụng rất tốt. Lượng đường huyết đã giảm đáng kể và còn đặc biệt tốt giúp họ ngủ tốt hơn và lợi tiểu. Người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn khi sử dụng trong một thời gian dài.
Với ngành công nghiệp thực phẩm thì cây cỏ ngọt được áp dụng vào việc sử dụng để làm tăng độ ngọt của các loại thực phẩm khác nhau. Có nhiều loại đường viên được tinh chế từ cỏ ngọt giáp làm giảm độ nóng khi dùng với đường Saccaroza. Bên cạnh đó loại cây vị ngọt này còn được sử dụng trong ngành công nghiệp bánh kẹo rượu bia và các loại thực phẩm đông lạnh khác nhau. Điều đó cho thấy được là tương lai của loại cây cỏ này rất sáng và cần được nhân rộng trồng.
Với ngành công nghiệp làm đẹp và dược mỹ phẩm thì cây cỏ ngọt còn được sử dụng để chế biến ra những loại sữa tươi làm mượt tóc, làm kem mềm da và có tác dụng nuôi dưỡng các mô giúp tái tạo làn da cùng các collagen bị mất dần đi theo thời gian.
Cách sử dụng cỏ ngọt đúng cách
- Với người bị bệnh tiểu đường thì nên sử dụng cỏ ngọt 2 lần 1 ngày mỗi lần 2,5g lá cỏ ngọt phơi khô sắc với nước ống.
- Với những người bị bệnh béo phì thì nên sử dụng cỏ ngọt hàng ngày với 7,5 g lá cỏ ngọt sắc uống.
- Với bệnh huyết áp thì nên dùng chung cỏ ngọt với loại hoa hòe và dừa cạn hoặc hoa cúc để uống sẽ giúp điều chỉnh được huyết áp và giúp ngủ ngon hơn.
Một số điều thú vị về cây cỏ ngọt bạn nên biết
Cỏ ngọt thực sự là một loại cây: Với tên thông thường là cỏ nhưng hình dáng và lá cùng hoa của chúng lạo không khác gì những loại cây thông thường.
Cỏ ngọt ngọt hơn đường rất nhiều: Tuy là loại cây thân thảo nhỏ nhưng hoạt chất của chúng còn mạnh và ngọt hơn mía đường 300 lần.
Cỏ ngọt đóng gói không nhất thiết là “hoàn toàn tự nhiên”: Có ngọt stevia là một loại cây trồng trên đất, nhưng để cho chất thay thế đường này có thể nằm trên kệ hàng hoặc trong bếp nhà bạn, nhiều công ty phải đưa vào đó những thành phần bổ sung. Ví dụ như trong mọt gói Truvia – một thương hiệu cỏ ngọt phổ biến – chứa erythritol, một loại cồn ngọt, và “hương vị tự nhiên”, cùng với chiết xuất từ lá Stevia.
Cỏ ngọt không có calo, hoàn toàn không có ảnh hưởng cho con người: Do lượng chất trong cỏ ngọt lành tính lại không nóng như những loại đường saccarozo nên an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
Nguồn: Tổng hợp