Dược tính
Ở một vài nước trên thế giới, bông ổi bị liệt vào danh sách những loại cây có hại bởi nó tồn tại độc tố. Tuy nhiên, ở nước ta, loại hoa này lại được xem là thảo dược có dược tính cực tốt và được dùng nhiều trong đông y.
Dược tính của các bộ phận dùng được ở hoa là:
- Lá cây: Có khả năng tiêu viêm, giảm sưng và cầm máu rất tốt. Lá của cây còn được dùng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến tiêu hoá, tiểu đường hay phế quản.
- Hoa: được dùng để cầm máu, hỗ trợ điều trị các bệnh huyết áp cao, ho ra máu,…
- Rễ cây: có tác dụng cầm máu, giảm đau và trị các chứng bệnh liên quan đến xương khớp rất tốt.
Thành phần hóa học
Loại hoa mọc dại này có chứa các thành phần hóa học gồm: tinh dầu, cadin, saponin, alcaloid, caryophyllene, phenol, axit fumaric, tanins…cùng một số thành phần hóa học có lợi khác.
Cây hoa ngũ sắc có tác dụng chữa trị bệnh gì?
Như đã nói đến ở trên, công dụng chủ yếu của loại hoa này đó là cầm máu và điều trị các vết thương hở. Tuy nhiên, bạn còn có thể sử dụng hoa để hỗ trợ điều trị các bệnh như:
- Điều trị ho ra máu
- Bài thuốc trị ho do cảm lạnh
- Điều trị táo bón và huyết áp cao
- Chữa các chứng bệnh viêm da, mụn nhọt, ghẻ lở
- Điều trị các bệnh thấp khớp
- Trị bệnh tiểu đường
- Trị chứng tiêu khát (bệnh lý đái tháo đường)
- Mẩn ngứa
- Đau bụng thổ tả
Ngoài ra, thuốc chữa viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc cũng là bài thuốc được rất nhiều người áp dụng vì hiệu quả cao, dễ thực hiện.